Nguy cơ gây nhiễm độc Amoniac trong môi trường lao động

Một Số Dấu Hiệu Khác

Amoniac là hợp chất vô cơ có nhiều trong tự nhiên nên để tránh nguy cơ nhiễm độc trong môi trường lao động thì mọi người cần phải có biện pháp phòng tránh hợp lý.

Với công thức phân tử là NH3 và được sinh ra trong quá trình bài tiết và xác sinh vật thối rữa nên amoniac có mặt ở khắp mọi nơi. Và mặc dù là chúng cũng đã được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nhưng nguy cơ nhiễm độc trong môi trường lao động là rất cao. Chính vì thế, để có thể phòng tránh tốt nhất thì bài viết sẽ lần lượt giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về hợp chất này.

Amoniac là hợp chất tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và nông nghiệp
Amoniac là hợp chất tồn tại rất nhiều trong tự nhiên và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và nông nghiệp

I. Một vài thông tin cần biết về amoniac

Vâng, amoniac đã được nhắc đến nhiều bởi có mùi khai rất đặc trưng, được sinh ra trong quá trình bài tiết của con người. Hợp chất NH3 này nặng gần bằng nửa không khí. Nếu được nén và làm lạnh thì sẽ biến thành chất lỏng như nước nhưng nhiệt độ sôi là -33 độ C.

Khi bị nén xong thì amoniac dễ bay hơi. Khi gặp điều kiện tiêu chuẩn thì hợp chất này trở thành một chất khí độc không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước. Cụ thể đó là ở điều kiện thường 1 lít nước hoà tan được 700 lít amoniac do sự hình thành liên kết hydro với phân tử nước.

NH3 cũng là dung môi hoà tan tốt: Nó có thể hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước bởi có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Với các kim loại kiềm và các kim loại Ca, Ba, Sr có thể hoà tan trong amoniac lỏng tạo thành dung dịch xanh thẫm.

Amoniac luôn được bảo quản cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm độc
Amoniac luôn được bảo quản cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm độc

Hiện nay, NH3 được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp như là: Khai thác mỏ, sản xuất thuốc nổ, sản xuất sợi tổng hợp, sản xuất phân bón, dược phẩm, thuốc trừ sâu,..Và thậm chí còn có thể làm dung dịch xử lý nước thải, kiểm soát độ PH, làm sáng bề mặt kính, giúp chống ăn mòn kim loại.

II. Nguy cơ nhiễm độc amoniac trong môi trường lao động là rất cao

Amoniac có mặt trong tự nhiên nhiều, chính vì thế nên trong môi trường sống, môi trường lao động và sinh hoạt hằng ngày mọi người rất dễ hít phải NH3. Và chúng xâm nhập qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. Khi nồng độ NH3 vượt quá ngưỡng cho phép quy định thì sẽ có khả năng gây nhiễm độc cho con người.

Bên cạnh đó thì với nhu cầu phát triển về mặt sản xuất và kinh tế nên amoniac được buôn bán, dùng rộng rãi hơn. Đây cũng là yếu tố khiến con người càng dễ tiếp xúc hơn. Và vì sự bất cẩn, chủ quan, thiếu cẩn thận hay không kịp thời xử lý đã có nhiều rủi ro ngộ độc NH3. Đây cũng là tai nạn có thể gặp trong môi trường lao động nhất, mức độ tổn thương tuỳ thuộc vào nồng độ và dạng tiếp xúc nhưng cũng để lại những di chứng nặng nề về sức khoẻ hoặc tử vong.

III. Những ảnh hưởng của amoniac khi tiếp xúc

Một khi amoniac xâm nhập vào cơ thể thì sẽ tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hoá chất này có tính ăn mòn cao nên dễ làm tổn thương tế bào. Cụ thể đó là:

Các mô bị tổn thương bị thoát dịch, sẽ làm biến đổi NH3 thành Amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, đường hô hấp, tiêu hoá. Chúng phá huỷ nhung mao và niêm mạc đường hô hấp, có thể bị thay thế bởi mô hạt và để lại di chứng bệnh phổi mạn tính về sau. Đồng thời, có khả năng gây ra tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp làm khó thở.

Mặt khác, khi tiếp xúc với NH3 đối với nữ giới thì sẽ có biểu hiện rong kinh, đau họng, tức ngực, ho, khó thở, kích ứng mắt. Và chỉ giảm các triệu chứng dần trong vòng 24 – 48 giờ.

Nguy cơ nhiễm độc amoniac trong môi trường lao động là rất cao
Nguy cơ nhiễm độc amoniac trong môi trường lao động là rất cao

Nếu tiếp xúc trực tiếp với NH3 đậm đặc ở các vùng như là da, mắt, họng phổi thì sẽ bỏng rất nặng và đôi khi có thể mù vĩnh viễn, mắc bệnh ở phổi hoặc tử vong.

Nếu nuốt amoniac đậm đặc thì bỏng miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng và còn gây thủng dạ dày trong vòng 48h – 71 giờ sau khi nuốt phải.

IV. Làm gì để tránh ngộ độc amoniac trong môi trường lao động?

Những người đang làm việc trong môi trường có amoniac để tránh ngộ độc cần phải cảnh giác cao. Bằng cách là những nơi có vị trí nguy cơ rò rỉ NH3 thì cần phải có hệ thống cảnh báo và phương tiện xử lý sự cố, cấp cứu như là bình bọt, nước…

Đồng thời, người làm việc với amoniac lỏng thì phải được đào tạo về chuyên môn, cách xử lý các sự cố nếu gặp phải. Và cần nhất vần là trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như là mặt nạ, kính, găng tay, ủng cao su, quần áo bảo hộ chuyên dụng…

Đối với những NH3 lỏng có khả năng gây độc, nổ thì khi chuyên chở, bảo quản và sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn và kiểm tra các thiết bị đúng quy định.

Để tránh nguy cơ nhiễm độc amoniac trong môi trường lao động thì cần trang bị đầy đủ đồ phòng hộ
Để tránh nguy cơ nhiễm độc amoniac trong môi trường lao động thì cần trang bị đầy đủ đồ phòng hộ

Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về amoniac cũng như là những nguy hiểm mà chúng mang đến cho sức khỏe con người trong môi trường lao động. Hiện, hợp chất cũng rất quan trọng nên được sử dụng rộng rãi. Vì thế nên, tìm mua sản phẩm đúng chất lượng, bảo quản cẩn thận cũng phần nào giúp hạn chế đi nguy cơ nhiễm độc bạn nhé.

Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm mua Amoniac tại Hà Nội, đừng quên liên hệ ngay với H2Chemical Việt Nam chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và tốt nhất. Chúng tôi chuyên cung cấp hóa chất đạt tiêu chuẩn để bạn ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

5/5 - (12 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *