Amoniac là chất gì? Những ứng dụng của Amoniac trong thực tiễn

Khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết amoniac là chất gì? Ứng dụng của amoniac trong đời sống vì thế nên bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.

Amoniac là chất gì đang là thắc mắc của nhiều người. Bởi Amoniac là hợp chất có nhiều trong tự nhiên. Vậy liệu rằng chất này có gây hại cho sức khỏe hay không nếu vô tình tiếp xúc? Cùng bài viết tìm hiểu để giải đáp ngay bạn nhé.

Amoniac là chất gì?

Amoniac có công thức hóa học là NH3. Đây là hợp chất của Nitơ và Hydro được cấu tạo với 3 nguyên tử Nitơ và 1 nguyên tử Hydro tạo thành một liên kết kém bền.

Amoniac có công thức hóa học là NH3
Amoniac có công thức hóa học là NH3

Và điểm đặc trưng của Amoniac đó là có mùi hăng, là chất khí không màu khá phổ biến trong tự nhiên và được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, Amoniac lại có tính ăn mòn khá nguy hiểm nếu ở dạng đậm đặc. Chính vì thế nên, để lưu trữ cần phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt hoặc sử dụng cũng nên có khối lượng thích hợp.

Bên cạnh đó thì chất này sôi ở nhiệt độ 33,34 độ C ở áp suất của bầu khí quyển. Cho tinh thể màu trắng khi đóng băng ở nhiệt độ – 77,7 độ C. Hiện nay, trong công nghiệp thì NH3 được bán dưới dạng khí hoá lỏng và dung dịch ammonia NH4OH, được vận chuyển trong ống trụ hoặc là trong xe bồn.

Tính chất vật lý và hoá học của Amoniac

a. Tính chất vật lý của Amoniac

  • Amoniac nếu ở dạng lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hăng nồng đặc trưng.
  • Ở dạng khí thì Ammoniac rất độc, nếu hít phải nồng độ lớn có thể dẫn đến tử vong.
  • NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi có độ phân cực lớn do có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực.
  • Amoniac nhẹ hơn không khí, mật độ gấp 0.589 lần không khí và là dung môi hoà tan tốt.
  • Khối lượng riêng là 681kg/m3 (-33 độ C)
  • Tỷ lệ giãn nở thể tích của amoniac là 850 – 1000 lần.
  • Độ pH > 12 và nhiệt độ tự cháy 640 độ C.
Amoniac - NH3 không màu có mùi hăng, khai dễ nhận biết
Amoniac – NH3 không màu có mùi hăng, khai dễ nhận biết – Tìm hiểu Amoniac là gì và ứng dụng trong cuộc sống

b. Tính chất hoá học của Amoniac

  • Amoniac có tính khử, kém bền bởi nhiệt độ có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Tác dụng được với axit tạo thành muối amoni.
  • Và NH3 khi tan trong nước thì một phần nhỏ các phân tử sẽ kết hợp với ino H+ của nước nên tạo thành cation amoni và giải phóng anion.
  • NH3 là bazơ nên làm quỳ tím hoá xanh, còn dung dịch phenolphtalein thì chuyển thành hồng.
  • Tác dụng được với axit và tác dụng được với dung dịch muối
  • Amoniac dễ phân huỷ trong dung dịch giải phóng khí amoniac.

Amoniac có mặt ở khắp mọi nơi

Vâng, Amoniac đã rất quen thuộc và có mặt ở khắp mọi nơi. Nổi bật vẫn là:

  • Trong tự nhiên thì chúng được sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ từ động vật, thực vật và tồn tại với lượng lớn trong khí quyển.
  • Chúng có trong nước biển. Tinh thế amoni bicacbonat xuất hiện tại một số vùng khoáng có chứa soda.
  • Muối amoni clorua, amoni sunfat được tạo thành từ sự phun trào của núi lửa.
  • Amoniac được sinh ra từ hoạt động bài tiết hàng ngày của con người và động vật. Và đó chính là đường nước tiểu bởi cơ quan thận sản sinh ra một lượng nhỏ khí amoniac.
  • Được tạo ra từ nhà máy sản xuất phân urê hoặc từ phản ứng hoá lỏng khí Nitơ và Hydro ở 400 – 45- độ C. Và để sinh ra amoniac lỏng thì cần ở áp suất là 200 – 300 atm.

>> Bạn đang tìm mua Amoniac tại Hà Nội dùng để sản xuất, hãy liên hệ ngay H2Chemical Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng và tốt nhất nhé

Những ứng dụng phổ biến của Amoniac trong thực tiễn

NH3 được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong cuộc sống chúng ta và mang về rất nhiều lợi ích. Trong đó có:

  1. Xử lý môi trường khí thải
    Amoniac lỏng được sử dụng trong xử lý môi trường giúp loại bỏ chất như là Nox, Sox trong các khí thải khí đốt các nguyên liệu như là đá, than…
  2. Làm thuốc tẩy
    Dung dịch NH3 được sử dụng làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt. Trong đó, việc làm sạch thuỷ tinh, đồ sứ, thép không gỉ hay làm sạch lò nước…rất hiệu quả.
  3. Phân bón
    NH3 được dùng làm phân bón bởi có hợp chất Nitơ rất cần cho sự phát triển của cây trồng. Và nhờ vào việc sử dụng này đã giúp cho việc trồng ngô, lúa mì tăng năng suất đáng kể.
  4. Dùng trong ngành dệt may
    Việc sử dụng amoniac lỏng để điều trị nguyên liệu bông, cung cấp một tài sản kiềm bóng sử dụng chất kiềm. Và đặc biệt đó là dùng để rửa tiền len.

    Amoniac cũng được ứng dụng nhiều trong ngành dệt may
    Amoniac cũng được ứng dụng nhiều trong ngành dệt may – Tìm hiểu Amoniac là gì và ứng dụng trong cuộc sống
  5. Chất chống khuẩn trong thực phẩm
    Vì là chất khử mạnh nên NH3 được sử dụng cho cả mục đích thương mại vì giúp giảm hoặc loại bỏ nhiễm khuẩn ở thịt bò.
  6. Trong chế biến gỗ
    Sử dụng Amoniac trong chế biến gỗ cũng rất phổ biến. Bởi nhờ vào chất này mà màu sắc của gỗ đẹp hơn và đậm hơn.

Đó là giải đáp cho Amoniac là chất gì? Chúng được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống và mang đến nhiều lợi ích. Nếu quý khách hàng muốn được mua với mục đích phục vụ cho học tập, nghiên cứu hay sản xuất thì có thể tìm mua tại đơn vị uy tín như chúng tôi. Với giá bán tốt, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tận tình và còn cung cấp nhiều hoá chất khác đảm bảo chất lượng. Vui lòng liên hệ để được mua giá tốt bạn nhé.

5/5 - (7 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SẢN PHẨM BÁN CHẠY
0985.643.192